biệt thự cao cấp

Thứ Tư, 28 tháng 9, 2016

Chủ tịch TP.HCM nói gì về trận mưa ngập lịch sử ở Sài Gòn?


“Thực tế hôm trước tôi và các phó chủ tịch đi kiểm tra thì thấy tình trạng ngập có nhiều nguyên nhân, nhưng trong đó có nguyên nhân do quản lý yếu kém dẫn đến người dân lấn chiếm các công trình thoát nước" - chia sẻ của Chủ tịch UBND TP.HCM.

Bãi giữ xe trên đường Nguyễn Siêu, quận 1 ngập khiến hơn 1.000 xe máy hư hỏng.
Bãi giữ xe trên đường Nguyễn Siêu, quận 1 ngập khiến hơn 1.000 xe máy hư hỏng.
Sáng 27/9, bên hành lang cuộc họp với Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam về khảo sát việc triển khai xác định chỉ số hài lòng của người dân, trao đổi với PV về cơn mưa lớn khiến thành phố ngập nặng chiều ngày 26/9, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong cho rằng thành phố đang rất nỗ lực để giải quyết tình trạng ngập.
“Thực tế hôm trước tôi và các phó chủ tịch đi kiểm tra thì thấy tình trạng ngập có nhiều nguyên nhân, nhưng trong đó có nguyên nhân do quản lý yếu kém dẫn đến người dân lấn chiếm các công trình thoát nước.
Sau khi có khảo sát cụ thể, thành phố sẽ họp bàn để đưa ra những giải pháp quyết liệt trước mắt”, ông Phong nói và nhìn nhận: “Với trách nhiệm là chủ tịch UBND TP, tôi chia sẻ với người dân vừa qua đã phải gánh chịu tình trạng ngập nước, tắc đường”.
Chủ tịch UBND TP.HCM cho biết chính quyền thành phố đang tìm giải pháp khắc phục trước mắt cũng như đẩy nhanh tiến độ các dự án chống ngập đang triển khai.
Trả lời câu hỏi vừa qua TP.HCM đã đầu tư rất nhiều tiền để triển khai các công trình chống ngập, vậy tại sao công trình chống ngập mới hoàn thành cũng bị ngập?
Ông Phong cho rằng những giải pháp chống ngập của thành phố còn thiếu đồng bộ, như khi triển khai dự án chống ngập đường Kinh Dương Vương thì chồng chéo với dự án khác cũng đang triển khai, vì vậy phải phối hợp đồng bộ chứ không chỉ quan tâm mỗi chuyện chống ngập.
Theo đại diện Trung tâm điều hành chương trình chống ngập TP.HCM, trận mưa lớn chiều tối 26/9 gây ngập trên diện rộng, làm 59 tuyến đường chìm trong biển nước, chiều sâu ngập từ 0,1 m đến 0,5 m, diện tích ngập từ 100m2 đến 30.000m2.
Đối với khu vực sân bay Tân Sơn Nhất, thời gian mưa từ 16h30' đến 17h50', vũ lượng đạt 170,3 mm (tại trạm đo Tân Sơn Hòa) đã xuất hiện ngập cục bộ tại bãi đậu số 11, 12, 13, 14, 15 với chiều sâu ngập 30cm, thời gian nước rút khoảng 1 giờ sau mưa.
Tình hình đã cải thiện hơn nhiều so với trận mưa ngày 26/8 do đã cải tạo xong 7 vị trí cống băng ngang đường tuyến Mương A41 và đã nạo vét thông thoáng hệ thống thoát nước.
Theo ông Nguyễn Ngọc Công – Giám đốc Trung tâm điều hành chương trình chống ngập, lượng mưa đo được tại trạm Mạc Đĩnh Chi từ 16h45' đến 18h30' là 204mm, Tân Sơn Hòa hơn 170mm, Thanh Đa 172 mm, Lý Thường Kiệt gần 170mm và Quang Trung 140mm. Những trạm đo khác như Cầu Bông, Phước Long, Phan Văn Khỏe đều trên mức 100mm.

Ngã tư Hai Bà Trưng - Mạc Thị Bưởi (Quận 1) trong cơn mưa chiều 26/9 - Ảnh: Facebook/Kate Tran.
Ngã tư Hai Bà Trưng - Mạc Thị Bưởi (Quận 1) trong cơn mưa chiều 26/9 - Ảnh: Facebook/Kate Tran.
Theo đánh giá của trung tâm chống ngập, đây là trận mưa cực lớn, vượt xa tần xuất thiết kế hệ thống thoát nước hiện nay khi vũ lượng mưa đạt trong 1 giờ 30 phút ứng với chu kỳ 100 năm chỉ là 137,70mm.
Ông Công nhận định: "Trận mưa hôm qua có thể là một trong những trận mưa lớn nhất từ sau 1975 đến nay gây ngập nặng thành phố trong khi hệ thống cống chưa đáp ứng được"
Nguyên nhân được Trung tâm chống ngập chỉ ra do tình trạng xả rác xuống hệ thống thoát nước (miệng thu hầm ga, kênh rạch) còn phổ biến, người dân lấn chiếm hệ thống thoát nước, cửa xả, kênh rạch chưa được xử lý triệt để và một số dự án thoát nước bị chậm tiến độ hoặc chưa triển khai được.
Nguồn Dân Việt



Thứ Ba, 27 tháng 9, 2016

Sài Gòn mưa lớn: Xe máy ngập ngang yên, nhà dân ngập nửa mét


Cơn mưa lớn trên diện rộng chiều tối 26/9 tại TPHCM đã khiến nhiều tuyến đường ở các quận 1, 3, 5, Tân Bình, Tân Phú, Gò vấp... ngập nặng trong nhiều giờ liền. Đến 21h tối, nhiều tuyến đường vẫn còn ngập mênh mông. Trong nhà dân nước cũng như ao.


Dưới đây là chùm ảnh ghi nhận tình cảnh của người dân giữa biển nước tại khu vực quận Gò Vấp:

Nước ngập đến yên xe máy

Nước ngập đến yên xe máy


Hầu như tất cả xe máy qua đây đều chết máy, người dân phải dắt bộ về nhà

Hầu như tất cả xe máy qua đây đều chết máy, người dân phải dắt bộ về nhà

20h tối, người đi đường vẫn phải loay hoay giữa biển nước mênh mông

20h tối, người đi đường vẫn phải loay hoay giữa biển nước mênh mông


Ô tô chìm trong nước.

Ô tô chìm trong nước.
Xe ba gác đành nằm im chờ nước rút

Xe ba gác đành nằm im chờ nước rút
Hành trình về nhà gian khổ

Hành trình về nhà gian khổ

Cháu bé tối muộn vẫn chưa được về nhà sau giờ học, hì hục giúp mẹ đẩy xe qua đoạn đường ngập sâu.

Cháu bé tối muộn vẫn chưa được về nhà sau giờ học, hì hục giúp mẹ đẩy xe qua đoạn đường ngập sâu.
Nhiều nhà dân cũng ngập nửa mét

Nhiều nhà dân cũng ngập nửa mét

Dân thi nhau tát nước.

Dân thi nhau tát nước.

Những đứa trẻ ướt như chuột ngay trong nhà của mình.

Những đứa trẻ ướt như chuột ngay trong nhà của mình.
Ngọc Tiến - Báo Dân Trí

59 tuyến phố Sài Gòn“nhấn chìm” trong trận mưa lớn nhất hơn 40 năm qua


Theo các cơ quan chức năng, cơn mưa chiều 26/9 là trận mưa lớn nhất xảy ra tại TPHCM trong hơn 40 năm qua. Về tình trạng ngập toàn TP, Trung tâm Chống ngập “đổ lỗi” cho việc người dân xả rác làm tắc hệ thống thoát nước. Còn người đứng đầu chính quyền thành phố thừa nhận do các giải pháp thiếu đồng bộ.


Trận mưa lớn nhất trong hơn 40 năm qua
Theo ông Nguyễn Ngọc Công – Giám đốc Trung tâm Điều hành chương trình chống ngập TPHCM (TTCN), cơn mưa chiều 26/9 là cơn mưa cực đoan, lớn nhất từ năm 1975 đến nay. Chỉ trong thời gian khoảng 1 giờ 30 phút, vũ lượng mưa đã đạt đến 204,3 mm, vượt xa tần suất thiết kế của hệ thống thoát nước hiện nay.
Theo số liệu thống kê của Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ, đo tại trạm Mạc Đĩnh Chi là 204mm, sau khi trừ sai số vũ lượng trung bình đo được là 179mm.
Sài Gòn bị nhấn chìm trong cơn mưa lịch sử ngày 26/9 (ảnh: Ngọc Tiến)
Sài Gòn bị "nhấn chìm" trong cơn mưa lịch sử ngày 26/9 (ảnh: Ngọc Tiến)
Theo số liệu thống kê của TTCN, cơn mưa chiều 26/9 bắt đầu từ lúc 16h45 và mở rộng khắp TP, chỉ trong thời gian khoảng 1 giờ 30 phút, vũ lượng mưa đạt phổ biến từ 101mm - 204,3 mm.
Sau trận mưa trên địa bàn thành phố đã xảy ra ngập tại 59 tuyến đường, chiều sâu ngập từ 0,1m - 0,5 m; diện tích ngập từ 100m2 - 30.000m2. TTCN đánh giá cơn mưa chiều 26/9 đã vượt xa tần suất thiết kế của hệ thống thoát nước hiện nay.
Đối với khu vực sân bay Tân Sơn Nhất, vũ lượng đạt 170,3mm (trạm đo Tân Sơn Hòa) và đã xuất hiện ngập cục bộ tại nhiều bãi đậu. Sau hơn 1 giờ thì nước rút hết.
Tại các địa điểm khác, lượng mưa cũng rất cao.
Thiếu giải pháp đồng bộ?
Về nguyên nhân gây ngập toàn thành phố, TTCN cho rằng: tình trạng xả rác xuống hệ thống thoát nước (miệng thu hầm ga, kênh rạch) là nguyên nhân gây ngập. Một phần nguyên nhân khác là do một số dự án thoát nước đang triển khai thi công nên đã ít nhiều ảnh hưởng đến khả năng thoát nước của tuyến cống hiện hữu.

Người dân Sài Gòn bất lực với tình trạng mưa ngập. Cơ quan chức năng lại đổ lỗi cho dân. (ảnh: Ngọc Tiến)
Người dân Sài Gòn bất lực với tình trạng mưa ngập. Cơ quan chức năng lại đổ lỗi cho dân. (ảnh: Ngọc Tiến)
Đánh giá về tình hình ngập khắp địa bàn thành phố sau cơn mưa chiều qua, Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thành Phong thừa nhận trận mưa lớn như vậy thì dứt khoát tình trạng ngập rất nặng nề.
Ông cho rằng: “Thực tế đi khảo sát tại các quận, chúng ta thấy ngập cho nhiều nguyên nhân do mưa, triều cường và cả quản lý. Thời gian qua, việc quản lý các công trình thoát nước còn có vấn đề. Để người dân xây nhà ngay trên kênh thoát nước là do quản lý yếu kém”.
Tuy nhiên, trong trận mưa lớn ngày 26/9, không chỉ các tuyến đường cũ mà nhiều tuyến đường mới được đầu tư, nâng cấp hệ thống thoát nước cũng bị ngập như: Phan Xích Long, Trường Sơn, Song hành Quốc lộ 22, Phan Văn Hớn, Nguyễn Ảnh Thủ, Tô Ngọc Vân...
Về tình trạng này, Chủ tịch UBND TP cho rằng: “Sau khi khảo sát, TP sẽ có cuộc họp để có những giải pháp quyết liệt trước mắt. Đồng thời cũng có những giải pháp cần phải có thời gian, lộ trình. Chẳng hạn như cải tạo kênh A41 thoát nước cho sân bay thì phải có thời gian. Tôi rất chia sẻ với người dân trong cơn mưa chiều qua phải gánh chịu cảnh ngập như vậy”, ông Phong nói.
Người đứng đầu chính quyền TP một lần nữa nhấn mạnh: “Sau khi có kết quả khảo sát tình trạng lấn chiếm hệ thống thoát nước, TP sẽ đưa ra giải pháp quyết liệt để chống ngập. Có một vấn đề TP cần rút kinh nghiệm đó là sự đồng bộ trong các giải pháp”.
Theo Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ, do khu vực Nam bộ đang ở cao điểm mùa mưa, lại xuất hiện rãnh thấp đi qua sát khu vực, kết hợp với gió mùa Tây Nam đang hoạt động mạnh nên gây mưa lớn trên toàn khu vực, trong đó TPHCM có lượng mưa lớn nhất.
Đồng thời, lãnh đạo đài cũng cảnh báo người dân sống ở 1 số khu vực có địa hình dốc như quận Thủ Đức phải cẩn trọng vì mưa lớn, nước to có thể gây nguy hại cho người và tài sản. Minh chứng là hình ảnh chiếc xe máy bị cuốn trôi ở Thủ Đức trong cơn mưa chiều 26/9. Tại Đồng Nai, 1 thanh niên cũng bị cuốn trôi cùng xe máy và tử vong.
Do mưa lớn, nước dâng cao và cuốn trôi 1 thanh niên cùng xe máy khi anh này chạy ngang cây cầu này (tại Biên Hòa, Đồng Nai). 2h sau người dân mới phát hiện thi thể của thanh niên này.
Do mưa lớn, nước dâng cao và cuốn trôi 1 thanh niên cùng xe máy khi anh này chạy ngang cây cầu này (tại Biên Hòa, Đồng Nai). 2h sau người dân mới phát hiện thi thể của thanh niên này.
Quốc Anh - Dân trí

Trong trận mưa “lịch sử” gần 1.400 ô tô, xe máy bị nhấn chìm


Trong đêm 26 và sáng 27/9, lực lượng Cảnh sát PCCC TPHCM đã có mặt tại 44 điểm ngập úng để thực hiện việc bơm hút nước, ứng cứu hơn 100 phương tiện ô tô và gần 1.300 xe gắn máy bị nước nhấn chìm.

Chiều 27/9, Cảnh sát PCCC TPHCM đã có thông tin đánh giá sơ bộ về công tác ứng cứu sau cơn mưa gây ngập lịch sử ở TPHCM vào chiều tối 26/9.
Đại tá Lê Tấn Bửu - Giám đốc Cảnh sát PCCC TPHCM cho biết, ngay khi nhận tin báo về các điểm ngập cần ứng cứu, lực lượng Cảnh sát chữa cháy đã điều động 63 lượt xe cùng 381 cán bộ chiến sĩ và 70 máy bơm tham gia cứu hộ (hút nước chống ngập) tại 44 điểm xảy ra trên địa bàn thành phố.
2-1474984633681

Nhiều tuyến đường bị ngập sâu sau mưa lớn chiều 26/9

Nhiều tuyến đường bị ngập sâu sau mưa lớn chiều 26/9
Các điểm ngập chủ yếu tập trung ở quận 7, Phú Nhuận, Thủ Đức, Tân Bình, quận 11….Trong đó có 21 điểm ngập úng tại tầng hầm các tòa nhà, cao ốc. Riêng nhà dân là 22 điểm, hầm chui 1 điểm.
Về thiệt hại, không có người chết và bị thương. Về tài sản, đánh giá sơ bộ có 114 xe ô tô, 1.228 xe máy bị ngập nước đã được lực lượng chức năng tiến hành bơm nước để cứu kịp thời.
Đến chiều 27/9, Cảnh sát PCCC thành phố vẫn tiếp tục hút nước để chống ngập tại 2 điểm là bãi xe trên đường Nguyễn Siêu (phường Bến Nghé, quận 1) và trường Cao đẳng Giao thông vận tải (quận Tân Phú).
Khó khăn trong công tác cứu hộ là do trời mưa lớn, ngập nhiều nơi, trên khắp các tuyến đường đều bị tình trạng kẹt xe nên gây nhiều khó khăn cho lực lượng PCCC tiếp cận hiện trường.
Liên quan đến trận mưa ngập,Trung tâm điều hành chương trình chống ngập nước TPHCM cũng đã có những thống kê ban đầu về trận mưa lịch sử tối 26/9.
3-1474984632087

Hơn 1.200 xe máy bị nhấn chìm trong trận mưa ngập lịch sử
Hơn 1.200 xe máy bị nhấn chìm trong trận mưa ngập lịch sử
Cụ thể, số liệu cho thấy trời bắt đầu mưa lúc 16h45 và mở rộng khắp TP trong 1 tiếng 30 phút với vũ lượng phổ biến từ 101mm - 204,3mm, làm ngập 59 tuyến đường với chiều sâu ngập từ 10cm đến 50cm, diện tích ngập từ 100m2 đến 30.000m2.
Trung tâm điều hành chương trình chống ngập nước TPHCM cho rằng, đây là trận mưa cực đoan, lớn nhất từ đầu năm, vượt xa tần suất thiết kế hệ thống thoát nước hiện nay. Theo đó, đối với tuyến cống cấp 2 vũ lượng mưa trong 1h30’ ứng với chu kỳ 100 năm chỉ là 137,7mm. Đối với khu vực sân bay Tân Sơn Nhất, thời gian mưa bắt đầu từ 16h30 đến 17h50, vũ lượng đạt 170,3mm (trạm đo Tân Sơn Hòa) do vậy đã xuất hiện ngập cục bộ tại bãi đậu số 11, 12, 13, 14, 15 với chiều sâu ngập 30cm, tuy nhiên khoảng 1h sau đó nước đã rút hết.
6-1474984632595

Lực lượng chữa cháy TPHCM có mặt bơm hút nước tại các điểm ngập

Lực lượng chữa cháy TPHCM có mặt bơm hút nước tại các điểm ngập
Đình Thảo - Dân Trí


Có thể bạn muốn xem:


>> Trận mưa lớn nhất hơn 40 năm qua “nhấn chìm” 59 tuyến phố Sài Gòn


>> Sài Gòn mưa lớn: Xe máy ngập ngang yên, nhà dân ngập nửa mét





Chưa bao giờ người Sài Gòn sợ mưa như lúc này


Đúng một tháng kể từ cơn mưa chiều 26-8, chiều 26-9, ngay giờ tan tầm, một cơn mưa “khủng” trút xuống làm người dân cả thành phố hàng chục triệu dân nhốn nháo.

Đường đường ngập, nhà nhà ngập, nhà người dân trong hẻm ngập đã đành; ngoài “đường cái” thênh thang. Bệnh viện, trường học, công sở, bến xe… ngập; lươn ngộp trườn lên mặt nước. Nhiều tòa nhà được xem là hiện đại bậc nhất Sài Thành, trong đó có tòa Bitexco cũng lênh láng nước.
Sân bay Tân Sơn Nhất lại cũng không ngoại lệ. Hơn chục chuyến bay không xuống được đành phải di chuyển và đáp ké xuống sân bay lân cận. Rất nhiều hành khách bị trễ chuyến bay cũng vì… ngập.
Thật ra chuyện Sài Gòn mưa là ngập, ngập toàn diện là chuyện không lạ, không mới và đã liên tục xảy ra trong nhiều năm nay. Có điều, đáng ngại nhất chính là xu hướng lần ngập sau lại sâu hơn… lần ngập trước.
Lực lượng Cảnh sát PCCC Bình Thạnh đang dùng bơm hút nước ở các tầng hầm đường Phan Xích Long. Ảnh Phạm Hữu

Lực lượng Cảnh sát PCCC Bình Thạnh đang dùng bơm hút nước ở các tầng hầm đường Phan Xích Long. ẢnhPhạm Hữu
Người dân ở vùng trung tâm của thành phố được xem là “đầu tàu” của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam giờ cứ như con nghiện – rất sợ nước. Sợ đến mức ám ảnh, mới thấy trời chuyển mây đen đã sợ.
Người dân Sài Gòn sợ ngập đến mức phải thốt lên những ý tưởng là lạ song rất hợp với phương châm “sống chung với ngập”. Trong cơn mưa chiều nay, tôi nghe nhiều người dân trú mưa ước có loại phương tiện “xe máy xuồng”, tức bình thường thì là xe máy, khi đường ngập thì chiếc xe ấy chuyển thành xuồng.
Cũng trong cơn mưa, người dân đặt chỉ tiêu cho lãnh đạo và ngành chức năng thành phố rằng chẳng cần gì cao xa, chỉ cần tới năm 2020, giải quyết được nạn kẹt xe và ngập là xuất sắc lắm rồi.
Có người trong cơn sợ nhưng lại nghĩ “ngập là đặc sản của Sài Gòn”; hay “trước thì dân mền Tây, giờ thì dân Sài Gòn sống chung với lũ”; hoặc “đây là cơ hội để Sài Gòn kêu gọi đầu tư thủy điện”. Đâu đó, tôi nghe giọng người dân nhận xét chua xót: “Sài Gòn đâu có điểm đen bởi hễ mưa là nơi nào cũng ngập”.
Sài Gòn sau cơn mưa “khủng” chiều nay không ai thống kê được bao nhiêu xe máy, ô tô bị chìm trong nước; không ai thống kê bao nhiêu người lạnh run người do ngâm mình dưới nước cả mấy tiềng đồng hồ để chờ hết mưa, nước rút, và hết tắc đường.
Chuyện đi đứng, kinh doanh, đời sống của người dân bị xáo trộn, thiệt hại bao nhiêu cũng khó có thể thống kê. Chỉ biết rằng ai bước ra đường cũng bị ảnh hưởng, thiệt hại bởi ngập với đủ mức độ. Thương nhất là hàng ngàn người lao động vừa tan tầm đã phải dầm mưa, đón con, di chuyển vật vã, khổ sở từ trung tâm về nhà tận ngoại thành xa lắc trong cái lạnh.
Thông tin lúc 21h cùng ngày 26-9 mà chúng tôi có được từ một đơn vị chức năng của TP, đó là trận mưa chiều nay có lượng mưa lớn, đo được tại các trạm (quận 9, Gò Vấp, Tân Bình, Bình Thạnh) ở mức từ 103 – 135mm. Đây được xem là một trong những trận mưa lớn và diện rộng từ đầu mùa, gây ngập nghiêm trọng hơn 30 điểm.
Sài Gòn khi nào hết cảnh lần ngập sau sâu hơn lần ngập trước? Người dân Sài Gòn bao giờ cảm hứng trở lại với đặc điểm “chợt mưa chợt nắng” chưa xa đã nhớ.
Câu hỏi thật không dễ trả lời và có lẽ “ông trời” cũng chưa thể biết!
Theo Thái Bình
Công an nhân dân
Có thể bạn muốn xem:

>> Gần 1.400 ô tô, xe máy bị nhấn chìm trong trận mưa “lịch sử”

>> Trận mưa lớn nhất hơn 40 năm qua “nhấn chìm” 59 tuyến phố Sài Gòn

>> Sài Gòn mưa lớn: Xe máy ngập ngang yên, nhà dân ngập nửa mét

Melosa Garden - không gian xanh cho gia đình hiện đại


Ngoài vị trí và chất lượng công trình đảm bảo, cư dân còn trải nghiệm không gian sống xanh và hệ thống tiện ích hiện đại ngay trong dự án.


Với các gia đình hiện đại, tiêu chuẩn về một nơi an cư phù hợp không chỉ dừng lại ở vị trí và chất lượng ngôi nhà mà còn phải có không gian xanh mát, thoáng đãng để mọi thành viên có thể thoải mái thư giãn, vận động.

Hiện mật độ dân số tại trung tâm TP HCM đã hơn 25.000 người một km2, cao gấp 3,8 lần so với Hong Kong và Singapore. Cùng với đó, lượng phương tiện giao thông lớn khiến môi trường sống tại đây trở nên ồn ào, ngột ngạt, chất lượng không khí suy giảm. Vì thế, nhiều gia đình hiện đại bắt đầu chú trọng đến các dự án ở vùng ven đô như khu Đông, khu Tây Sài Gòn... Các khu vực này ít bị "áp lực" về dân số và giao thông, có quỹ đất rộng cùng nhiều mảng xanh.

Không gian xanh tác động tích cực đến tất cả thế hệ trong gia đình. Trẻ em có khu vực vui chơi thoải mái sẽ phát triển cả thể chất và tinh thần; người trẻ tiếp xúc với thiên nhiên, cây cối sẽ giải tỏa áp lực hiệu quả, giúp cân bằng cuộc sống. Người cao tuổi sẽ có không gian tập thể dục, gặp gỡ bạn bè, an hưởng niềm vui bình dị bên người thân.

Melosa Garden có không gian rộng rãi, kết hợp giữa cây cối và hồ cảnh quan mang đến bầu không khí tươi mát, trong lành.
  Nắm bắt nhu cầu của khách hàng, Công ty Khang Điền đã kiến tạo Melosa Garden thành khu biệt thự và nhà liên kế vườn độc đáo với hơn 4 ha diện tích phát triển không gian xanh và tiện ích. Cư dân Melosa Garden có thể thoải mái vui chơi, picnic, tổ chức nhiều hoạt động thể dục thể thao ngoài trời trong bầu không khí tươi mát và trong lành.

Bên cạnh không gian xanh, các gia đình hiện đại còn chú trọng đến những công trình tiện ích giúp thành viên vui sống và phát triển đúng nhu cầu của lứa tuổi. Melosa Garden là một trong số ít dự án bất động sản phát triển hệ thống tiện ích trước khi mở bán, giúp khách hàng dễ dàng hình dung về cuộc sống tương lai. Điểm nhấn của dự án là hồ bơi thác 9 tầng phong cách Singapore giúp cư dân thư giãn trong làn nước xanh mát và trải nghiệm màn trình diễn nhạc nước ấn tượng tại đảo quốc Sư tử.

Ngoài ra, cư dân trẻ có thể tăng cường sức khỏe với phòng gym trang bị máy tập hiện đại, sân tennis, sân thể thao đa năng… Các cư dân nhí thỏa sức chơi đùa trong khu vui chơi thiếu nhi đầy màu sắc trên nền cát mịn, cùng những trò chơi vui nhộn như cầu trượt, thú nhún… Cư dân lớn tuổi có thể gặp gỡ bạn bè, tập dưỡng sinh hoặc đi dạo trên lối đi bộ dọc bờ hồ cảnh quan. Song song đó, cư dân có thể mua sắm các nhu yếu phẩm cho gia đình tại Minimart ngay trong khuôn viên Melosa Garden.
Không gian vui chơi đầy sắc màu tuổi thơ tại Melosa Garden. Hotline: 094 368 0939. Xem chi tiết: melosagarden
  Nhà tại Melosa Garden còn được thiết kế theo phong cách hiện đại, tinh tế. Các căn phòng bài trí khoa học giúp cư dân dễ dàng sử dụng theo sở thích và nhu cầu của từng thành viên trong gia đình. Đặc biệt, thiết kế mở giúp ngôi biệt thự và nhà liên kế Melosa Garden có thể đón trọn vẹn ánh sáng và gió trời, mang lại bầu không khí tươi mới cho gia chủ.
Thu Ngân - vnexpress.net

Có thể bạn quan tâm:





Không gian sống tiện nghi tại Melosa Garden


Vào ngày 25/9/2016, Khang Điền mở bán đợt 2 cho khu Đồi dự án khu compound nhà phố - biệt thự cao cấp & đây là bảng giá chính thức công bố đến toàn quý khách hàng.

Khu biệt thự và nhà liên kế vườn Melosa Garden nổi bật với không gian xanh và tiện nghi, mang đến cho cư dân cuộc sống đẳng cấp, an toàn từ trong ra ngoài.


Melosa Garden có tổng diện tích 17,3 ha với 442 căn biệt thự và nhà liên kế có vị trí giao thông thuận lợi, ngay mặt tiền đường Vành đai trong (góc giao với Cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây), tiếp giáp trung tâm hành chính quận 2. Chỉ mất 10 phút, cư dân có thể di chuyển đến trung tâm quận 1, 15 phút đến khu đô thị mới Phú Mỹ Hưng sầm uất. Melosa Garden còn thuận tiện di chuyển đến các quận, huyện lân cận với hệ thống hạ tầng giao thông phát triển đồng bộ, hiện đại.
Melosa Garden mang đến tiện ích sống đẳng cấp cho cư dân từ bên trong lẫn bên ngoài.
  Bên cạnh đó, Melosa Garden dành khoảng 4ha diện tích cho khu công viên, cây xanh, các dịch vụ, tiện ích công cộng đẳng cấp, nổi bật. Toàn bộ được bao bọc và khép kín bởi 2 mặt sông hiền hòa, êm đềm. Sự kết hợp này tạo nên góc nhìn tuyệt đẹp hướng sông cho mỗi căn nhà tại Melosa Garden. Nhịp sống bình dị trong bầu không khí trong lành, chan hoà cùng thiên nhiên giúp Melosa Garden hội tụ trọn vẹn các yếu tố cần và đủ để mang đến sự cân bằng, giúp cư dân tận hưởng và tái tạo năng lượng sống mỗi ngày.
Ngoài ra, hệ thống tiện ích nội khu góp phần hình thành cuộc sống tiện nghi cho cư dân nơi đây như hồ bơi thác tràn 9 tầng phong cách Singapore, hồ cảnh quan, phòng tập gym, sân thể thao đa năng, sân tennis, khu vui chơi cho trẻ em, mini-mart... 
Theo những khách hàng đã nhận nhà vào đợt 1, tiện ích nội khu chính là điểm nhấn được khách hàng đánh giá cao và quyết định mua nhà tại Melosa.
Dãy nhà đã hoàn thiện và bàn giao cho những cư dân đầu tiên của dự án.
  Sự tiện ích trong không gian sống của Melosa Garden còn được thể hiện qua độ an toàn khi được trang bị hệ thống an ninh 3 lớp với cổng - compound, đội ngũ bảo vệ chuyên nghiệp túc trực 24/7 cùng hệ thống camera được lắp đặt bao quanh giúp cư dân an tâm tận hưởng cuộc sống.
Ngoài ra, Melosa Garden còn được quản lý bởi CBRE - đơn vị tư vấn quản lý bất động sản chuyên nghiệp quốc tế, chất lượng công trình được bảo chứng bởi thương hiệu quản lý và tư vấn chất lượng đầu Việt Nam - SCQC. Đặc biệt, pháp lý minh bạch cũng là một trong những yếu tố quan trọng giúp Melosa Garden thu hút khách hàng.
Tổng đại lý phân phối: 0931 489 819. Chăm sóc khách hàng: 094 368 0939
Xem chi tiết: melosagarden
  Melosa Garden là một trong những dự án chính được chủ đầu tư - Công ty Cổ phần Đầu tư và Kinh doanh Nhà Khang Điền tung ra thị trường vào cuối năm 2015. Dự án cung cấp thêm lượng lớn biệt thự và nhà phố liên kế với mức giá hợp lý cho khách hàng. Dự án gây ấn tượng mạnh khi chú trọng vào tiện ích và mảng xanh với quy mô lên đến 4ha. Chính yếu tố này đã tạo nên diện mạo khác biệt so với các dự án cùng phân khúc và giúp Melosa Garden giành chiến thắng trong hạng mục "Phát triển nhà ở tốt nhất TP HCM" - Giải thưởng Bất động sản Việt Nam 2016.
Trước đó, chủ đầu tư Khang Điền cũng thành công khi triển khai dòng sản phẩm Mega - "nhà compound, tiện nghi cao cấp, pháp lý hoàn chỉnh". Chỉ hơn 2 năm, Khang Điền đã bán hơn 1.000 căn nhà thuộc chuỗi dự án Mega Residence, Mega Ruby, Mega Sapphire và Mega Village. Hiện 80% hộ dân đã dọn về sinh sống, hình thành nên cộng đồng cư dân văn minh, sầm uất.


Thu Ngân - vnexpress.net
Có thể bạn muốn xem: